Nội các thoát bỏ phiếu bất tín nhiệm, biểu tình vẫn tiếp tục Bất ổn chính trị Thái Lan tháng 4, 2009

Ngày 20 tháng 3 năm 2009, phía đối lập đả kích Ngoại trưởng Kasit Piromya là không xứng đáng để phục vụ trong chính quyền vì ông ủng hộ các cuộc biểu tình vô trật tự trên đường phố Bangkok và cuộc chiếm đóng hai phi trường ở Bangkok. Chính phủ mới lên cầm quyền được ba tháng thoát khỏi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 21 tháng 3, tuy nhiên các phân tích gia chính trị nói rằng các cuộc biểu tình chống đối của những người trung thành với cựu thủ tướng đang lưu vong Thaksin Shinawatra sẽ còn tiếp tục. Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và năm bộ trưởng trong nội các của ông thắng trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm bằng một tỉ số thuận lợi 246-176 phiếu với 12 phiếu trắng tại Hạ viện.[2]

Ðảng đối lập Phuea Thai, có lập trường hậu thuẫn những đồng minh chính trị của Thaksin, khởi sự tiến trình bất tín nhiệm nhưng không đạt được kết quả mong muốn dù rằng đã mạnh mẽ chỉ trích chính quyền về các chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế bấy giờ cũng như việc ủng hộ thành phần biểu tình chống chính phủ từng chiếm đóng hai phi trường ở Bangkok vào năm 2008, gây thiệt hại hàng tỷ đô la Mỹ và làm mất uy tín của quốc gia này. "Thủ tướng nghĩ rằng chính phủ đã có thêm sự ổn định và điều này sẽ làm cho công việc của ông dễ dàng hơn," theo lời phát ngôn viên chính phủ Panithan Wattanayakorn, nói sau cuộc bỏ phiếu. Ðảng Dân chủ của Abhisit giữ thế đa số trong liên minh cầm quyền tại Hạ viện. Theo phía đối lập, kết quả cuộc bỏ phiếu không phải là điều đáng ngạc nhiên, nói rằng họ "hài lòng" với những nỗ lực vừa qua và "sẽ tiếp tục theo sát hành động của chính phủ," theo phát ngôn viên đảng Phuea Thai, Prompong Nopparit.[2]

Chaiyan Chaiyaporn, một giáo sư khoa học chính trị ở trường đại học Chulalongkorn tại Bangkok, nói rằng phía đối lập biết họ sẽ không thành công trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nhưng dùng cuộc tranh luận để mở đường cho các cuộc biểu tình phản đối sau này của thành phần ủng hộ Thaksin, cáo buộc chính phủ là đã lên cầm quyền nhờ vào các biện pháp không dân chủ.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bất ổn chính trị Thái Lan tháng 4, 2009 http://www.bangkokpost.com/news/local/140473/reds-... http://www.bangkokpost.com/news/local/140563/red-s... http://khmernz.blogspot.com/2009/03/thai-foreign-m... http://khmernz.blogspot.com/2009_03_22_archive.htm... //edwardbetts.com/find_link?q=B%E1%BA%A5t_%E1%BB%9... http://www.findingdulcinea.com/news/Asia-Pacific/2... http://abcnews.go.com/International/wireStory?id=7... http://www.huffingtonpost.com/2009/04/08/thailand-... http://www.nationmultimedia.com/2009/03/29/politic... http://www.newser.com/story/54435/economy-spurs-re...